Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Covid tại nhà bạn cần tham khảo ngay

Nếu bạn đang chăm sóc cho người bệnh đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19, hãy tuân thủ theo những lời khuyên và chăm sóc bệnh nhân Covid dưới đây để không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người khác trong nhà mà còn bảo vệ cho những người khác trong cộng đồng.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi điều trị và chăm sóc F0 tại nhà?

chăm sóc bệnh nhân covid
  • Vitamin C: dạng nước, dạng viên Bổ sung thêm các loại vitamin 3B, vitamin E (nếu được)
  • Nước xúc miệng: nước muối, nước xúc
  • miệng diệt khuẩn
  • Xịt keo ong
  • Paracetamol
  • Mật ong với hàm lượng MGO cao
  • Bộ kits test nhanh covid.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Covid 19 tại nhà

chăm sóc bệnh nhân covid

Tình hình dịch Corona (COVID-19) ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện chủng virus khả năng lây nhiễm nhanh. Số lượng F0, F1 lớn gây quá tải cho các cơ sở cách ly y tế hiện có. Do đó, ngành y tế thành phố triển khai thí điểm cách ly và điều trị những trường hợp F0, F1. Vậy điều trị F0 tại nhà kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Covid như thế nào để an toàn cho bạn và những người xung quanh?

Chăm sóc bệnh nhân f0

  • Theo dõi các triệu chứng của người bệnh thường xuyên
  • Đặc biệt chú ý nếu bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao
  • Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi và không bị mất nước
  • Uống nhiều nước ấm, không được để cơ thể mất nước
  • Ăn điều đó không được bỏ bữa
  • Vận động, tập thể dục nhẹ
  • Nấu nước xông: xả, gừng
  • Uống thuốc hạ sốt để cắt cơn cách 2-3 tiếng/lần (250mg/lần uống)
  • Giữ tinh thần thoải mái.

Hạn chế tiếp xúc

  • Chỉ nên cho một người khỏe mạnh chăm sóc người bệnh.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh gồm bàn chải đánh răng, khăn tắm và khăn trải giường, đồ dùng hoặc thiết bị điện tử.
  • Nếu có thể, hãy sử dụng phòng tắm riêng với người bệnh. Nếu không thể, người bệnh cần đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.

Tự bảo vệ bản thân

  • Những người có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm COVID-19 nghiêm trọng cao hơn không nên chăm sóc bệnh nhân Covid. Những người này gồm người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính (như bệnh tim, tiểu đường) hoặc người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Nếu bạn phải ở chung với người bệnh trong bán kính 2 mét, cần đeo khẩu trang, bao tay dùng 1 lần và thiết bị bảo vệ mắt.
  • Mang bao tay dùng 1 lần khi chạm vào người mắc bệnh, môi trường người bệnh cũng như những vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm bẩn.
  • Tuyệt đối không được tái sử dụng khẩu trang hoặc bao tay.
  • Rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi tiếp xúc người bệnh và sau khi tháo bao tay, khẩu trang và bảo vệ mắt ra.
  • Lau khô tay với khăn giấy dùng một lần. Nếu không có khăn giấy, hãy dùng khăn có thể tái sử dụng và thay khi bị ướt.
  • Bạn có thể lau bụi bẩn bằng khăn ướt và sau đó sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
  • Tránh chạm tay vào miệng, mắt và mũi khi chưa rửa tay.
chăm sóc bệnh nhân covid

Giữ sạch sẽ môi trường xung quanh bạn

  • Để khẩu trang, bao tay và vật dụng bị bẩn khác vào thùng chứa có lót, cột chặt bao chứa rác và xử lý chúng cùng các chất thải gia đình khác.
  • Để đồ giặt bị nhiễm bẩn vào thùng chứa có lót bao nhựa. Giặt bằng xà phòng giặt thông thường và nước nóng khoảng 60-90°C rồi sấy thật khô. Có thể giặt quần áo và khăn chăn mền/ bao gối người bệnh cùng các đồ giặt khác.
  • Ít nhất 1 lần mỗi ngày, dùng chất khử trùng trong gia đình hoặc thuốc tẩy pha loãng (1 phần thuốc tẩy và 9 phần nước) để làm sạch và khử trùng bề mặt mà mọi người thường xuyên chạm vào (như: nhà vệ sinh, hộp đựng đồ giặt, bàn cạnh giường ngủ, tay nắm cửa hay điện thoại). Lau màn hình cảm ứng với khăn lau tẩm cồn 70%.

Tự theo dõi các triệu chứng của bản thân

  • Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị, sau đó hãy tự theo dõi các triệu chứng của bản thân trong vòng 14 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với người mắc bệnh.
  • Nếu đã tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh (ví dụ: người bệnh ho và hắt hơi khi bạn không đeo khẩu trang), hãy liên lạc với cơ quan sức khỏe gần nhất để được hướng dẫn thêm.
  • Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy tự cách ly bản thân càng sớm càng tốt và liên lạc với cơ quan sức khỏe để được hướng dẫn thêm.

Những vật dụng cần có khi chăm sóc người bị Covid tại nhà

  • Thiết bị bảo vệ mắt
  • Bao tay dùng 1 lần (không sử dụng lại)
  • Khăn giấy 1 một lần
  • Thùng đựng chất thải lót bao nhựa
  • Nhiệt kế
  • Thuốc không kê toa hạ sốt (ví dụ: ibuprofen hoặc acetaminophen)
  • Xà phòng rửa tay
  • Chất khử trùng chứa ít nhất 60% cồn
  • Xà phòng rửa chén/giặt thông thường
  • sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường
  • Thuốc tẩy (5% sodium hypochlorite) và 1 hộp đựng riêng để pha loãng (một phần thuốc tẩy với chín phần nước)
  • Khăn lau tẩm cồn.

Liên lạc với bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu nặng, nguy hiểm (Gọi 115):

  • Khó thở
  • Mê man
  • Không có khả năng vận động, nói
  • Đau ngực.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về cách chăm sóc bệnh nhân Covid tại nhà có thể giúp bạn và người thân có thể tự chủ động và biết cách thực hiện khi chẳng may bản thân hoặc người thân trong nhà bị nhiễm Covid. Chúc bạn sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *