Khắc phục lỗi không nhận ổ cứng

Lỗi Laptop, máy tính không nhận ổ cứng là lỗi khá nguy hiểm trong quá trình sử dụng, có thể làm mất dữ liệu của bạn nếu không nắm được nguyên nhân và cách khắc phục. Cùng xem những chia sẻ dưới đây của Yêu Công Nghệ Số để biết được nguyên nhân và cách khắc phục.

1. Nguyên nhân mấy tính không nhận ổ cứng

  • Ổ cứng của bạn bị hỏng bad sector
  • Chân tiếp xúc của chiếc ổ cứng bị dơ, tiếp xúc kém
  • Trục quay, đĩa đọc của ổ cứng bị hư hỏng
  • BIOS được thiết lập sai chế độ
  • Cáp kết nối ổ cứng bị hư hỏng
  • Chân kết nối ổ cứng bị bám bẩn
  • Ổ cứng chưa gán tên kích hoạt
  • Ổ cứng chưa phân vùng

2. Cách khắc phục khi bị lỗi không nhận ổ cứng

a. Ổ cứng của bạn bị hỏng bad sector

Lỗi Bad sector là lỗi quan trong khiến 1 vùng nào đó trên ổ cứng bị hư đi, khiến ổ cứng của bạn không đọc ghi dữ liệu được.

Khắc phục: Để khắc phục vấn đề trên bạn sử dụng phần mềm kiểm tra lại tình trạng ổ cứng, nếu bị bad sector thì tốt nhất nên sao lưu dữu liệu sang thiết bị khác để tránh mất dữ liệu.

Cách khắc phục chi tiết: tải về phần mềm HDD Regenerator giúp kiểm tra và khắc phục lỗi bad sector trên máy tính Windows. Giao diện chính của phần mền xuất hiện bạn chọn “Click here to repair physical bad sectors” để bắt đầu quá trình kiểm tra và sửa lỗi bad sector.

Phần mền kiểm tra lỗi ổ cứng bị Bad
Phần mền khắc phục lỗi bad sector

Cách sử dụng phần mềm như trên chỉ là tạm thời, lỗi bad sectors có thể lan ra và ổ cứng có nguy cơ không hoạt động vĩnh viễn. Tốt nhất hãy tiến hành sao lưu ổ cứng và thay một ổ cứng mới.

b. Chân tiếp xúc ổ cứng bị dơ, tiếp xúc kém

Trong trường hợp này bạn hãy tiến hành tháo ổ cứng khỏi máy tính, sau đó tháo chân cắm ổ cứng vệ sinh sạch sẽ những điểm tiếp xúc bị bụi bẩn bám. Để tránh tình trạng này xảy ra một lần nữa bạn nên vệ sinh định kỳ 6 tháng 1 lần.

c. Trục quay, đĩa đọc bị hư hỏng

Kiểm tra và thay thế trục quay cho máy tính, đối với những bạn không chuyên thì tốt nhất bạn nên mang máy tính đến tiệm để nhờ sự hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật.

d. BIOS bị thiết lập sai chế độ

BIOS thiết lập sai chế độ sẽ khiến máy tính, bạn thường xuyên khởi động không lên, lỗi màn hình xanh, không nhận ổ cứng.

Thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Để truy cập vào BIOS, ngay sau khi nhấn nút khởi động máy tính, bạn hãy ấn nút F2 (hoặc F12 hoặc là DELETE, còn tùy các mainboard khác nhau).
  • Bước 2: Lúc này giao diện BIOS sẽ xuất hiện, hãy dùng phím mũi tên để chọn Storage > Storage options.

  • Bước 3: Trên cửa sổ Storage options, tại SATA Emulation sẽ có 2 chế độ: IDE và AHCI (chỉ cần chọn chế độ bạn cần, lưu cài đặt BIOS và khởi động lại máy tính).

IDE là chế độ tương thích cho các thiết bị với phần mềm cũ, trong khi đó AHCI là chế độ mới do Intel phát triển với tốc độ truyển tải dữ liệu cao hơn.

e. Cáp kết nối ổ cứng gắn ngoài bị hư hỏng

Sau 1 thời gian sử dụng thì cáp kết nối máy tính và ổ cứng bị hư hỏng, với lỗi này thì khắc phục đơn giản nha, bạn chỉ cần thay cáp kết nối mới là được.

f. Chân kết nối bị bám bẩn

Trên ổ cứng có các chân kết nối màu vàng, trong quá trình sử dụng bụi bẩn sẽ tích tụ tại đây và gây cản trở quá trình hoạt động của ổ cứng, dẫn đến máy tính không nhận được tín hiệu từ ổ cứng.

Cách khắc phục khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng vải mềm hoặc cục gôm để tẩy các vết bẩn bám trên chân kết nối của ổ cứng gắn ngoài.

i. Ổ cứng chưa gán tên kích hoạt (phổ biến)

Để gán tên cho ổ cứng bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau

  • Bước 1: Nhấp chuột phải vào My computer, chọn Manage
Gán tên cho ổ cứng di động
Gán tên cho ổ cứng di động
  • Bước 2: Cửa số Computer Manage xuất hiện, bạn chọn Disk Management. Sau đó nhấn chuột phải vào biểu tượng ổ cứng di động trên cửa sổ chọn Change Drive Letters and Paths.

  • Bước 3: Sau khi xuất hiện cửa sổ mới, bạn nhấn Change sau đó chọn tên ổ cứng theo kí tự từ A đến Z

Lưu ý: khi đặt tên bạn không được đặt trùng tên với các ổ đã có trong máy tính

  • Bước 4: Sau khi hoàn thành bạn nhấn OK. Sau đó kiểm tra xem ổ cứng đã hiển thị trên laptop chưa bằng cách khởi động My computer.

k. Ổ cứng chưa phân vùng

Phân vùng ổ cứng giúp máy tính phát hiện và nhận ổ cứng ngoài. Để tạo phân vùng cho ổ bạn vào Disk Management >> nhấn chuột phải vào phân vùng đó rồi chọn New Simple Volume.

Nếu những cách trên vẫn không cứu vãn được vấn đề trên của bạn thì cách cuối cùng là định dạng lại ổ cứng của bạn bằng cách:

  • Bước 1: Bạn vào Disk Management
  • Bước 2: Click chuột phải vào phân vùng ổ chọn Format
  • Bước 3: Định dạng lại theo chuẩn NTFS.

Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng khi ổ cứng không có dữ liệu quan trọng, bởi sau khi định dạng ổ cứng bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lấy lại dữ liệu. Nếu ổ cứng của bạn đang lưu trữ các dữ liệu quan trọng thì tốt nhất hãy sao lưu dữ liệu nó sang thiết bị khác trước khi định dạng lại.

Trên đây là cách khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng, nếu bạn gặp tình trạng không nhận ổ cứng bạn kiểm tra xem có phải đúng những nguyên nhân trên hay không, từ đó khắc phục lỗi.

Block "footer-content" not found

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *