Ổ cứng ssd và hdd là gì? 7 điểm khác biệt khiến SSD bỏ xa đàn anh HDD lỗi thời.

Bạn đã biết điểm khác biệt SSD và HDD là gì chưa? Tuy chỉ mới phổ biến trong vài năm trở lại đây, song ổ cứng SSD đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng và đang dần thay thế sản phẩm HDD thông thường. Vậy điều gì đã khiến cho người đàn anh HDD ngày càng trở nên lỗi thời như thế?

điểm khác biệt ssd và hdd

Ổ cứng SSD và HDD là gì?

Người dùng máy tính có lẽ không còn xa lạ gì với ổ đĩa HDD – loại ổ cứng sử dụng cho hầu hết các dòng máy laptop và PC từ trước tới nay. Hard Disk Drive hay còn gọi là HDD, là dạng ổ cứng vật lý truyền thống, lưu trữ dữ liệu trên bề mặt của những tấm đĩa tròn được phủ từ tính và đính trên ổ đĩa.

Tốc độ quay của HDD dao động trong khoảng từ 5400 rpm đến 7200 rpm, và phụ thuộc vào tốc độ quay của các tấm đĩa tròn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi ổ đĩa quay này gặp sự cố hay va chạm trong quá trình quay, sẽ gây ra lỗi cho ổ cứng, đặc biệt khi phải hoạt động ở cường độ cao khi ổ cứng chứa quá nhiều dữ liệu.

Trong khi đó, SSD lại hoàn toàn khác hẳn. Là dạng ổ cứng thể rắn, SSD hay Solid State Drive, sử dụng hệ thống các chip Flash Memory để lưu trữ dữ liệu, từ đó tối ưu hơn hẳn về tốc độ truy suất, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và thậm chí cả về điện năng tiêu thụ và tuổi thọ cho Pin (đối với laptop).

Không chỉ có vậy, sự ra đời của SSD cũng tạo ra 7 điểm khác biệt SSD và HDD khiến “đàn anh” HDD đang dần “lui vào dĩ vãng” đối với các tín đồ công nghệ.

Điểm khác biệt SSD và HDD là gì?

1/ Tốc độ

Có lẽ sẽ không còn gì phải bàn cãi nếu so sánh tốc độ giữa ổ cứng SSD và HDD rồi, với công nghệ lưu trữ dữ liệu mới, ổ cứng SSD cho thời gian khởi động máy tính chỉ mất khoảng vài giây. Trong khi đó HDD lại cần thời gian để tăng tốc dần cho ổ cứng xoay nên con số này đối với HDD sẽ rơi vào khoảng hơn 1 phút. Không chỉ vậy, hiệu suất tổng thể của máy khi chạy những ứng dụng và phần mềm cùng với ổ cứng SSD cũng nhanh hơn rất nhiều. Điều này tạo ra một sự cách biệt giữa SSD và HDD, cho dù máy tính được sử dụng trong học tập, công việc hay giải trí, bởi khả năng tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc đúng hạn mà một ổ SDD mang lại.

2/ Tuổi thọ pin

Khi mà ổ cứng HDD cho tốc độ khởi động và xử lý thông tin chậm hơn hẳn, đồng nghĩa với việc HDD sẽ làm tiêu tốn năng lượng pin nhiều hơn để người dùng hoàn thành tốt các công việc cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải sạc pin laptop với tần suất nhiều hơn, dẫn tới tình trạng pin nhanh bị chai và hư hỏng.

Trên thực tế, Samsung đã tiến hành một thí nghiệm kiểm tra khả năng kéo dài tuổi thọ pin đối với ổ cứng HDD và SSD. Kết quả cho thấy, SSD tiêu thụ năng lượng pin ít hơn đến 20% so với các ổ HDD thông thường.

điểm khác biệt ssd và hdd

3/ Khả năng phân mảnh

Sử dụng bề mặt đĩa quay làm nơi lưu trữ và trích xuất dữ liệu, nên đối với ổ HDD, việc phân mảnh xảy ra ở các tập tin hay file data lớn là hoàn toàn có thể, thậm chí là thường xuyên. Trong khi đó, đây lại hầu như không phải là vấn đề của ổ cứng SSD khi mọi dữ liệu đều được lưu trữ trên chip thay vì các ổ cứng vật lý. Do đó, sẽ không có hoặc rất ít sự phân mảnh diễn ra do va chạm trong quá trình hoạt động.

4/ Độ bền

Hãy thử tưởng tượng trong một vài trường hợp ba lô đựng laptop của bạn bị rớt, hoặc bạn gặp phải một vài rung động khi đang thao tác trên laptop thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Điều này làm tăng khả năng va chạm của các ổ đĩa xoay trên bề mặt của ổ cứng HDD và do đó, máy sẽ dễ rơi vào tình trạng đứng máy, hoặc lỗi trên hệ thống. Trong khi đó, việc không có bộ phận chuyển động lại khiến cho SSD hoạt động ổn định hơn, với khả năng chống rung siêu việt, kể cả trong điều kiện môi trường hoạt động xung quanh không cân bằng.

5/ Tiếng ồn

Dù cho là ổ cứng HDD chạy mượt mà nhất cũng không thể tránh khỏi được tình trạng phát ra tiếng ồn, đặc biệt là khi được hoạt động trong một hệ thống hoàn toàn bằng kim loại. Các đĩa xoay của ổ cứng HDD trong quá trình hoạt động sẽ không thể tránh khỏi viêc va quẹt hay cọ sát với các bề mặt xung quanh dẫn đến tiếng ồn. Và rõ ràng rằng với lợi thế lưu trữ trên chip, SSD đã hoàn toàn loại bỏ được khuyết điểm này.

6/ Hình thức

Sử dụng các ổ đĩa xoay đính trên bề mặt để lưu trữ dữ liệu nên HDD cũng gặp khó khăn trong việc thu gọn ổ cứng để có thể nhẹ gọn và tương thích hơn với nhiều chủng loại máy khác nhau.

Nhiều công ty cũng đã thử cho ra đời các dòng ổ cứng HDD với kích thước nhỏ hơn 1,8 inch, song điều đó lại làm giới hạn dung lượng của HDD xuống chỉ còn khoảng 320GB. Trong khi đó, với kích thước tương đương, SSD vẫn đảm bảo được những dung lượng cao hơn từ 512GB cho đến vài TB.

7/ Giá thành

Khi quan sát giá cả giữa ổ cứng HDD và SSD, nhiều người tin rằng giá thành của một ổ cứng SSD luôn cao hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD cùng cấu hình khi mà giá của một chiếc ổ cứng SSD rơi vào khoảng từ 1-2 triệu cho đến vài triệu, thậm chí chục triệu. Đó cũng là lý do mình sẽ đặt mục “giá thành” là mục cuối cùn để nói.

Nếu bạn cũng đang nghĩ như vậy, hãy nhìn lại sơ lược những ưu điểm ở trên để thấy rằng, chúng ta đã bỏ qua rất nhiều chi phí cơ hội mà một chiếc SSD mang lại khi nói về giá của nó.

Với một ổ cứng SSD, máy tính của bạn đã được tăng tốc đáng kể, giúp bạn tiết kiệm thời gian với thời gian hoạt động bền bỉ lên đến 7-10 năm. Trong khi đó, với một ổ cứng HDD, bạn sẽ đối mặt với nhiều khả năng gặp lỗi hệ thống, hư ổ đĩa, lỗi full disk 100%, Crash máy, chai pin…và hàng loạt những phiền toái khác chỉ sau khoảng 3-4 năm sử dụng máy.

Như vậy, tuy giá thành đầu tư ban đầu cho một ổ cứng HDD sẽ rẻ hơn so với một ổ cứng SSD, song chi phí tiết kiệm được đó cũng sẽ bù đắp vào những thiệt hại khác về sau khiến cho giá thành của cả 2 gần như là tương đương nhau nếu xét trên tuổi thọ sử dụng. Thậm chí, ổ cứng HDD còn có phần mắc hơn khi không giúp bạn tiết kiệm được thời gian xử lý công việc như một ổ cứng SSD mang lại.

Tổng kết

Như vậy là chúng ta đã đi qua 7 đặc điểm chính khiến cho HDD đang dần bị thay thế dần bởi “đàn em” SSD trẻ tuổi. Hãy cùng nhìn lại bảng tổng kết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về cả hai sản phẩm này bạn nhé.

HDDSSD
Tốc độ01
Tuổi thọ pin01
Khả năng phân mảnh01
Độ bền01
Tiếng ồn01
Hình thức01
Giá thành0.50.5
Tổng kết0.56.5

Như vậy, với 6.5 điểm trong tổng số 7 tiêu chí đánh giá, SSD gần như đã chiếm trọn tình cảm của người yêu thích công nghệ và đang dần thay thế ổ cứng HDD cũ. Tuy nhiên, việc chi phí đầu tư ban đầu cao cũng là một nhược điểm khiến cho ổ cứng SSD chưa thể tiếp cận với hầu hết người dùng máy tính.

Nếu có thể khắc phục được triệt để các vấn đề về mức giá và nâng cấp thêm dung lượng, SSD chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để có thể tối ưu hóa khả năng xử lý thông tin và hiệu năng của các loại PC và laptop hiện nay.

Block "footer-content" not found