Ổ đĩa SSD là gì? Nên sử dụng ổ đĩa SSD hay ổ đĩa HDD thông thường?

Ổ cứng SSD là gì ? Một thiết bị lưu trữ mới đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến với người dùng máy tính tại Việt Nam hiện nay. Tuy phổ biến là vậy, song không phải ai cũng hiểu ổ đãi SSD là gì. Vậy thì trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yêu Công Nghệ Số tìm hiểu về ổ cứng SSD để cùng xem có nên nâng cấp một ổ cứng SSD cho máy tính của mình nhé.

Ổ đĩa SSD là gì ?

SSD (Solid State Drive) là tên gọi của loại thiết bị lưu trữ mới khác hẳn với khái niệm lưu trữ thông thường trên các ổ đĩa HDD cũ. Thay vì hoạt động bằng cơ như HDD, SSD lại lại thể hiện một tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn với chuẩn lưu trữ mới được tạo ra do những chip flash được gắn trên bề mặt của ổ đĩa SSD liên kết với nhau mà thành.

SSD là gì

Đối với các ổ cứng HDD cũ, dữ liệu được ghi trên phiến đĩa xoay, dữ liệu cũng được truy xuất bằng cách dùng đầu từ đọc dữ liệu từ trên các phiến đĩa. Tuy nhiên, hình thức truy xuất thông tin này lại không phù hợp đối với các loại data hoặc dữ liệu có dung lượng lớn, bởi sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để ổ đĩa HDD có thể quét và truy xuất toàn bộ thông tin này. Đây cũng là lý do khiến cho ổ đĩa HDD dễ bị phân mảnh hơn kéo theo việc giảm truy xuất về tốc độ.

1/ Đặc điểm nổi bật của ổ đĩa SSD

Khác với ổ đĩa HDD, việc lưu trữ dữ liệu trên những vùng dữ liệu được tạo ra do các chip flash đã giúp cho ổ đĩa SSD hoạt động bền bỉ và ổn định hơn và không gây ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần nào khác của ổ cứng. Tiếng ồn hầu như đã được loại bỏ hoàn hảo, không có độ trễ, khả năng chống rung tốt hơn và tốc độ truy cập dữ liệu cũng cao hơn.

Nhờ vào cơ chế hoạt động không dùng đến các yếu tố cơ học mà ổ đĩa SSD cũng giúp tiết kiệm điện năng tốt hơn, thậm chí là vẫn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi không có nguồn điện.  Nhiều ổ đĩa SSD mới ngày nay được cập nhật và cải tiến từng ngày, cho tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh gấp nhiều lần so với các ổ đĩa HDD thông thường.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ổ đĩa SSD không có nhược điểm. Dung lượng thấp và giá thành cao hơn nhiều các ổ đĩa HDD là một trong những nguyên nhân khiến cho ổ đĩa SSD chưa thực sự được sử dụng rộng rãi. Mặc dù hiện nay, nhiều ổ đĩa SSD mới ra đời đa khắc phục đáng kể những nhược điểm này, song với mức giá chênh lệch khá cao, người dùng vẫn cảm thấy có phần ái ngại khi sử dụng ổ đĩa SSD.

2/ Tổng hợp những điểm khác nhau cơ bản giữa SSD và HDD

SSD là gì

Đến đây, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ ổ đĩa SSD là gì, hãy cùng nhau điểm sơ qua một vài nét khác biệt chính để có thể nhận diện hai loại ổ đĩa này dễ dàng hơn nhé.

Về cơ chế hoạt động: Ổ đĩa HDD sử dụng các đĩa xoay được phủ lớp từ để ghi dữ liệu và dùng đầu đọc để đọc dữ lieeucj chạy trên bề mặt các phiến đĩa.

Ổ đĩa SSD thì có dạng thể rắn, hoạt động êm ái và bền bỉ hơn nhờ các chip flash hiện đại.

Hiệu suất và mức độ ưa chuộng: Ổ đĩa SSD cho tốc độ xử lý nhanh và ổn định hơn so với HDD. Ngoài ra, việc lưu trữ dữ liệu trên các chip flash cũng cho phép SSD có thể thu nhỏ kích thước của nó dễ dàng hơn HDD, đặc biệt khả năng tiết kiệm điện và chống sock của ổ đĩa SSD cũng tốt hơn rất nhiều.

Sự phân mảnh: Không có bất kỳ hoạt động cơ học nào xảy ra khi ổ đĩa SSD chạy, và điều đó cũng giúp nó hạn chế vấn đề phân mảnh dữ liệu tốt hơn. Trong khi đây là một vấn đề mà hầu như chưa thể khắc phục được đối với ổ đĩa HDD.

Đô bền: Với cấu trúc vật lý cố định, không gây tác động nào đến môi trường ngoài khi chạy, ổ đĩa SSD một lần nữa cũng được đánh giá cao hơn HDD về độ bền.

Tiếng ồn: Các hoạt động cơ học cũng khiến cho ổ đĩa HDD không thể tránh khỏi tình trang gây ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Điều này lại hầu như không xảy ra trên ổ đĩa SSD khi quá trình hoạt động của ổ im lặng như không hề chạy.

3/ Khi nào nên sử dụng SSD và HDD?

Nhìn tiêu đề bài viết, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ EAVN sẽ thuyết phục bạn mua ổ đĩa SSD để lắp đặt cho máy tính của mình phải không nào ? Không hề nhé. Vì thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng cần sử dụng đến ổ đĩa SSD bởi giá thành của nó cũng cao hơn so với các ổ đĩa HDD cùng dung lượng.

Bạn chỉ nên nâng cấp ổ đĩa SSD cho máy tính của mình khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

– Máy tính hoạt động đã lâu và bắt đầu có dấu hiệu chậm, lag, không thể mở nhiều file cùng lúc, cố gắng mở nhiều file gây ra lỗi “màn hình xanh”.

– Dung lượng ổ đĩa cũ đã đày, hoặc máy báo lỗi Full Disk 100%.

– Máy thường xuyên báo lỗi Bad Sector.

– Bạn đang có nhu cầu sử dụng các phần mềm cấu hình cao hoặc chơi các game nặng, nhưng không có quá nhiều tiền để mua hẳn một máy tính mới.

Sự khác nhau về chi phí cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp ổ đĩa SSD của bạn,. Nên mặc dù đã biết ổ đĩa SSD là gì và những công dụng tuyệt vời của nó, bạn cũng cần cân nhắc nên nâng cấp ổ SSD khi thực sự cần thiết với mức tài chính cho phép thôi nhé.

Chúc các bạn sẽ sớm khắc phục được những vấn đề về tốc độ và lỗi không đáng có trên máy và có những trải nghiệm tốt hơn với ổ đĩa SSD mới.